5 KIỂU MŨ BẢO HIỂM CƠ BẢN – BẠN HỢP VỚI LOẠI NÀO? Tùy vào đặc điểm, sở thích, công năng sử dụng của mỗi người mà chúng ta có thể tìm loại mũ bảo hiểm (nón bảo hiểm) thích hợp. COXA sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đăn nhất thông qua bài đọc sau nhé.
1.FULL-FACE
ƯU ĐIỂM
Mũ bảo hiểm Full-face khá phổ biến đối với các tay đua, dân phượt vì ngoại hình và tính năng của nó đều đáp ứng đủ tiêu chí an toàn và thẩm mỹ. Full-face được thiết kế bao phủ quanh đầu và mặt, do đó nó có thể giúp bạn làm giảm tác động mạnh từ ngoại lực nếu không may tai nạn xảy ra. Ngoài ra, Full-face còn có khả năng cách âm và chắn gió cao. Lớp vỏ thường được làm bằng polycarbonate, bên ngoài được phủ styrene và một số mũ bảo hiểm có tấm che mặt làm bằng Lexan hoặc vật liệu chống vỡ khác. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các tính năng của mũ bảo hiểm fullface có thể khác nhau.
KHUYẾT ĐIỂM
Bên cạnh ưu điểm, Full-face sẽ mang khuyết điểm không được thông thoáng dù có các lỗ thông gió và kính chắn dễ bị mờ
Một số dòng mũ bảo hiểm (nón bảo hiểm) Full-face được ưa chuộng hiện nay: AGV K6, Bell Qualifier hay Shoei GT-Air II,..
Xem thêm: TOP 3 SẢN PHẨM AGV GÂY SÓNG GIÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG
2.MŨ CÀO CÀO (MOTOCROSS)
ƯU ĐIỂM
Mũ cào cào (Motocross) là một “đứa con” của Full-face nhưng được cải tiếng về trọng lượng và không tích hợp kính bảo hộ. Phần mái của mũ được kéo dài ra phía trước có vai trò che nắng, mưa, vừa giúp người dùng gạt các loại cành cây khi đi vào đường mòn. So với Full-face, mũ cào cào có khe gió rộng hơn để tăng độ thông thoáng, đạt đến sự thoải mái tôí đa cho người sử dụng.
KHUYÊT ĐIỂM
Vì không tích hợp kính bảo hộ nên khi có nhu cầu, người dùng tự trang bị kính rời để thay thế. Khả năng cách âm khá kém.
Các dòng mũ cào cào nổi tiếng có thể kể đến Fox Racing V-Series, Alpinestars Supertech M-Series, Airoh Aviator Series, Shoei VFX-EVO.
3.MŨ DUAL-SPORT
ƯU ĐIỂM
Mũ Dual-sport là dòng lai giữa Full-face và mũ cào cào (motorcross) được khắc phục tối đa những khuyết điểm của cả hai dòng trên. Hình dáng mũ khá giống mũ cào cào với cằm dài để bảo vệ hàm, lỗ thông gió lớn và mái che. Ngoài ra, mũ còn tích hợp cả kính gắn liền, bạn có thể linh hoạt đóng/mở. Dual-sport được sử dụng rộng rãi vì nó đa dụng nhất. Bạn có thể sử dụng nó trên mọi địa hình (đường nhựa lẫn off-road).
KHUYẾT ĐIỂM
Một khuyết điểm duy nhất mà Dual-sport sở hữu đó là xét về tính năng nào cũng không có gì nổi trội. Tất cả chỉ ở mức trung bình.
Một số mẫu mũ Dual-Sport được ưa dùng hiện nay bao gồm AGV AX9, Scorpion EXO-AT950 hoặc Arai XD-4.
4.MŨ 3/4
ƯU ĐIỂM
Mũ 3/4 có lẽ không còn xa lạ với mọi người. Mũ được thiết kế loại bỏ hoàn toàn phần cằm, để lộ hoàn toàn phần mặt và hàm của người sử dụng. Vì thế mũ có trọng lượng nhẹ và thông thoáng. Rất tiện lợi để bạn sử dụng khi đi dạo trong thành phố. Mũ 3/4 khá phổ biến nên bạn có nhiều lựa chọn về màu sắc, kiểu dáng.
KHUYẾT ĐIỂM
Mũ 3/4 chỉ có thể bảo vệ phần đầu, còn mặt và cằm của bạn thì không.
Các loại mũ bảo hiểm 3/4 có thương hiệu và chất lượng tốt bao gồm Scorpion EXO Covert, Arai Classic V hay HJC IS-5.
5.MŨ NỬA ĐẦU
ƯU ĐIỂM
Mũ nửa đầu là dòng mũ bảo hiểm được tối giản nhất thị trường hiện nay. Mũ đa số đều có ở các hãng mũ bảo hiểm với nhiều kiểu dáng và màu sắc. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp kiểu mũ này trên đường phố vì độ tiện lợi và giá thành phải chăng mà nó mang lại.
KHUYẾT ĐIỂM
Độ an toàn của mũ nửa đầu không cao.